Công nghệ vải làm từ vỏ hải sản và nấm
Hiện tại, nguyên liệu phân hủy sinh học tự nhiên của hãng này được chia thành hai dòng tùy theo nguồn gốc xuất xứ. Đó là dòng WS làm từ phế liệu vỏ hải sản và dòng M mới làm từ nấm. Dẫn xuất chitosan sau đó được trộn với các nguyên liệu cấu thành khác (cũng thân thiện với môi trường) trong quy trình hóa học “xanh 100%” để tạo ra vải dệt.
Theo Fashion United, công ty khởi nghiệp gần đây đã thành công trong việc sản xuất vật liệu cuộn liên tục đầu tiên, với độ dài liên tục khoảng 30m trong lần thử nghiệm đầu tiên. Kế hoạch tiếp theo là đạt được cột mốc mới trong việc sản xuất, với độ dài lớn hơn gấp 10 lần.
Eric Ng, đối tác của quỹ Happiness Capital chia sẻ: “Công nghệ vật liệu sinh học của họ là yếu tố thay đổi cuộc chơi, không chỉ vì khả năng tồn tại trên thị trường mà còn vì tính bền vững”.
Họ đã đầu tư vào một nền tảng có thể mở rộng, có tiềm năng cách mạng hóa các ngành công nghiệp, đồng thời tạo ra tác động tích cực đến môi trường sống.
Quy trình làm nên sợi vải độc đáo
Sản phẩm sinh học này đến từ hai nguồn chính là chitin, được dẫn xuất từ vỏ hải sản và sợi nấm. Đầu tiên họ chiết xuất chitosan sau đó kết hợp với chất kết dính sinh học, đem trộn cùng chất màu tự nhiên như cafe.
Hỗn hợp này đổ vào khuôn, phơi khô ở nhiệt độ phòng trong khoảng 2 – 3 ngày là có thể sử dụng. Quá trình này không cần nhiệt bởi thế tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải carbon.Vật liệu tạo ra cũng có khả năng chống nước tự nhiên, một tính năng có thể được nâng cao bằng cách phủ thêm một lớp sáp ong lên trên.
Khi một sản phẩm hết tuổi thọ, nó có thể được tái chế hoặc để phân hủy sinh học. Nếu sản phẩm được đưa vào bãi rác, nó sẽ phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên trong vài tháng và có thể hoạt động như một loại phân bón cho cây trồng.
Với những ưu điểm thân thiện với môi trường, hãng này đã nhận các giải thưởng trong làng thời trang thế giới như LVMH Innovation Award (giải thưởng ủng hộ các sáng kiến và ý tưởng đổi mới), quán quân CFDA K11 Innovation dành cho tư duy thiết kế sáng tạo trong các hệ thống thời trang bền vững từ hiệp hội Thời trang Mỹ (CFDA)… Chất liệu xanh từng xuất hiện trên sàn diễn New York Fashion Week 2022 và được nhà thiết kế Peter Do tôn vinh trong bộ sưu tập Xuân-Hè 2023.
Cuối năm nay, doanh nghiệp này dự kiến sản xuất khoảng 1.000m2 vật liệu đầu tiên, có thể lên tới 10.000m2 vào cuối năm sau và 1 triệu mét vuông vào cuối năm 2024. Ngoài thân thiện với môi trường, chất liệu còn có ưu điểm về chi phí – rẻ hơn khoảng một nửa so với các loại da thông thường vì nguyên liệu từ phụ phẩm rẻ hơn và quy trình sản xuất không mất nhiều chi phí nhân công.
Theo nhà sáng lập, sản phẩm “da vỏ tôm, bã cà phê” này được làm từ nguồn nguyên liệu 100% tự nhiên vốn rất dồi dào, không bao gồm bất kỳ loại nhựa dẻo nào để tạo nên chất liệu bền vững. “Khách hàng mục tiêu của chúng tôi là các hãng thời trang cao cấp, các nhà buôn và nhà phân phối hàng dệt may.
Kết luận
Dù hiện tại, vải từ vỏ tôm mới được sử dụng trong ngành thời trang, nhưng trong tương lai không xa, loại vật liệu mới này có thể có ích với nhiều ngành khác như sản xuất vỏ điện thoại hay một số bộ phận trong ngành công nghiệp ô tô.
Nguồn: Vneconomy